Để góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng PC.HIV, STIs cho cán bộ, kỹ sư, người lao động tham gia Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, TP. Hà Nội và cộng đồng dân cư địa phương, Trung tâm Phát triển cộng đồng và môi trường (CDECE) đã và đang triển khai chương trình PC.HIV, STIs cho 2 gói thầu của dự án. Chương trình PC.HIV, STIs cho Gói thầu số 1: xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công xuất 270 000 m3/ngày đã được CDECE thực hiện và hoàn thành (4/2019 – 3/2023). Chương trình thực hiện trên cơ sở cam kết giữa Công ty JFE Engineering Corporation (Nhật Bản) và CDECE. Chương trình PC.HIV, STIs cho Gói thầu số 2: xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính (5/2021 – 3/2025) chương trình triển khai trên cơ sở cam kết giữa Công ty TEKKEN Corporation (Nhật Bản) và CDECE. Hiện nay CDECE đang tiếp tục triển khai một số hoạt động chủ yếu PC.HIV, STIs cho Gói thầu số 2 như: tổ chức tập huấn cho cán bộ, kỹ sư, người lao động của nhà thầu và cộng đồng dân cư địa phương; tổ chức hoạt động tuyên truyền viên phòng chống HIV, STIs trong cộng đồng; cấp phát bao cao su cho những người có nhu cầu để thúc đẩy hành vi tình dục an toàn. CDECE đã nhận được sự phối hợp hiệu quả của Ban điều hành Nhà thầu, của các địa phương, sự giám sát chặt chẽ của Tư vấn, sự tham gia tích cực của nhân viên nhà thầu, của cộng đồng, của các tình nguyện viên, thực tập sinh trong cộng đồng và học sinh, sinh viên của một số Trường THPT và ường đại học. Chương trình đã góp phần quan trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng PC.HIV, STIs cho cán bộ, kỹ sư, người lao động của nhà thầu và của cộng đồng dân cư địa phương, đồng thời thúc đẩy thực hiện hành vi tình dục an toàn trong phòng chống HIV, STIs. Bên cạnh những nội dung PC.HIV, STIs cán bộ của CDECE còn nhấn mạnh tới PC. ma túy, PC. mại dâm và bình đẳng giới trong trong tiếp cận thông tin, dịch vụ điểu trị và chăm sóc người nhiễm HIV.
CDECE tập huấn PC.HIV, PC. ma túy và mại dâm cho cộng đồng CDECE Tích cực phòng chống COVID-19 là bảo vệ CHÍNH BẠN, GIA ĐÌNH của bạn và CỘNG ĐỒNG
Dịch COVID-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu với mức độ lây nhiễm nhanh chóng và gây ra những hậu quả rất nặng nề. Theo thông tin từ Bộ Y tế Việt Nam, tính đến ngày 24/3/2020 có 195 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã xuất hiện người mắc COVID-19, đứng đầu là Trung Quốc với 81.171 ca nhiễm và 3.277 ca tử vong. Đứng thứ hai là Italia với 63.927 ca nhiễm và 6.077 ca tử vong. Đứng thứ ba là Mỹ với 43.734 ca nhiễm và 553 ca tử vong. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với 123 ca nhiễm (tính đến sáng ngày 24/3/2020). Đảng, Chính phủ Việt Nam đã và đang tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành tích cực phòng chống COVID-19 nhằm hạn chế mức độ lây nhiễm và thiệt hại ở mức thấp nhất. Trước sự diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, sự bình tĩnh, hiểu đúng và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống có vai trò hết sức quan trọng để khống chế, đầy lùi và ngăn chặn đại dịch COVID-19. Vậy COVID-19 là gì? COVID-19 (Coronavirus disease 2019) là bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra. Bệnh còn có tên gọi là bệnh viêm phổi do virus corona mới hay bệnh viêm phổi Vũ Hán. Sở dĩ gọi như vậy vì dịch bệnh này bùng phát đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Tác nhân gây bệnh từ đâu? Tác nhân gây ra COVID-19 là virus SARS-CoV-2 (Severe acute respiratory syndrome coronavirus 2), một chủng virus corona mới có khả năng lây từ người sang người. Ngày 12/01/2020, Tổ chức Y tế thế giới gọi tên là 2019-nCoV, đến ngày 11/02/ 2020, Ủy ban quốc tế về phân loại virus (ICTV) quyết định đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2 khi họ đã phân tích rằng nó cùng loài với virus SARS nhưng là một chủng khác của loài. Virus Conrona nCov có nguồn gốc từ đâu? Các cơ quan y tế và đối tác y tế đã và đang nỗ lực để xác minh nguồn gốc của nCoV. Nhiều ý kiến cho rằng, virus Corona là một loại betacoronavirus, thuộc họ với virus gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của visus Corona nCoV đang được tiếp tục để có thể biết nguồn gốc cụ thể của nó. COVID-19 lây nhiễm qua con đường nào? (1) Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: virus tồn tại trong nước bọt, dịch mũi họng của người bệnh. Khi người bệnh nói, ho, hắt hơi sẽ giải phóng rất nhiều những giọt nước bọt, dịch mũi họng nhỏ li ti mang virus. Những người tiếp xúc gần với người bệnh (trong khoảng 1 đến 2 m) hít phải những giọt đó sẽ có nguy cơ bị nhiễm COVID-19. (2) Lây nhiễm gián tiếp: khi chúng ta chạm tay vào các bề mặt có virus (như bắt tay với người bệnh; chạm tay vào đồ vật có dính virus…) rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng thì có nguy cơ bị lây nhiễm COVID-19. Thời gian ủ bệnh COVID-19 khoảng bao lâu? Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi bị nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Thời gian ủ bệnh của COVID-19 có thể lên tới 14 ngày. Vì vậy, những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh như người đến từ vùng dịch, người có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh… cần được cách ly 14 ngày để theo dõi. Triệu chứng bệnh COVID-19 biểu hiện như thế nào? Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là sốt, ho khan và khó thở. Ngoài ra, các triệu chứng khác cũng có thể gặp ở người bệnh là đau đầu, đau họng, mệt mỏi, sổ mũi, hắt hơi. Các trường hợp bệnh nghiêm trọng phát triển thành viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tính, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong. Người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch,…) sẽ dễ mắc bệnh và bệnh thường nặng hơn. Làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19? Để góp phần phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 đạt hiệu quả cao, mỗi người hãy chủ động, nghiêm túc thực hiện các biện pháp theo khuyến cáo sau đây của Bộ Y tế: (1) Tránh tiếp xúc trực tiếp với người có biểu hiện ho, khó thở; đeo khẩu trang đúng cách và giữ khoảng cách trên 2 mét khi phải tiếp xúc. (2) Không đi du lịch đến vùng có dịch bệnh; hạn chế đến nơi tập trung đông người, nếu đến cần đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và đúng cách. (3) Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; không được khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng. (4) Giữ ấm cơ thể, ăn thức ăn đã nấu chín, đủ chất, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao. (5) Người có các biểu hiện sốt, ho, khó thở phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. (6) Rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước chảy trong ít nhất 30 giây; nếu không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng. (7) Tăng cường thông khí nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ; hạn chế sử dụng điều hòa; thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và các đồ vật trong nhà bằng xà phòng hoặc các dung dịch khử khuẩn thông thường khác. (8) Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật hoang dã. Trước diễn biến mới của đại dịch COVID-19, mỗi người hãy suy nghĩ và hành động có trách nhiệm cao, không tung tin đồn nhảm gây tâm lý hoang mang, lo sợ tới cộng đồng, xã hội; tuân thủ nghiêm ngặt quy định về cách ly, xét nghiệm, điều trị COVID-19; trong trường hợp cần thiết hãy liên hệ: (1) Đường dây nóng của Bộ Y tế Việt Nam: 19003228; 19009095 (2) Các bệnh viện và số điện thoại (xem danh sách):
Mỗi người tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Việt Nam về phòng chống COVID-19; bình tĩnh, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống. Tích cực phòng chống COVID-19 là bảo vệ CHÍNH BẠN, GIA ĐÌNH của bạn và CỘNG ĐỒNG! CDECE Older news items:
|
TIN TỨC & SỰ KIỆN
MC - CDECC Tư Vấn PC.HIV
THỜI TIẾT
NguoiYenThanh.Com
Đang Tải Dữ Liệu