Khảo sát công tác Bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn

CDECC khảo sát công tác Bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn (xã Vũ Lăng xã Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn), tháng 4/2009

 

Bắc Sơn là huyện miền núi cách thành phố Lạng Sơn 85 km; huyện có 20 xã, thị trấn với 6 dân tộc (Tày, Nùng, Dao, Hoa, H’mông, Kinh trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 90%); dân số của huyện 66 576 người; tỷ lệ nghèo đói của huyện 17.6%.

 

khaosatĐoàn cán bộ CDECC và sở tư pháp Lạng Sơn trên đường đến xã Vũ Lăng

Xã Vũ Lăng cách thị trấn Bắc Sơn 20 km, cách Thành phố Lạng Sơn 105 km; xã có 15 thôn với 4 dân tộc (Tày, Dao, Nùng, Kinh). Xã Vũ lăng có 1.049 hộ với 5.024 người, trẻ em dưới 16 tuổi có 1.301 em; cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp – lâm nghiệp (trồng cây lương thực, chăn nuôi nhỏ và trông cây thực phẩm là chính); tỷ lệ nghèo 11.61%.

Xã Vũ Lễ cách thị trấn Bắc Sơn 27 km, cách thành phố Lạng Sơn 111 km; xã có 9 thôn với 6 dân tộc (Kinh, Tày, Nùng, Dao, Hoa, Cao Lan). Xã Vũ Lễ có 1.222 hộ với 5.125 người, trong đó trẻ em từ 0 đến dưới 16 tuổi có 1.238 em. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp – lâm nghiệp; tỷ lệ nghèo khoảng 13%.

Kết quả khảo sát của CDECC tháng 4/2009 – 5/2009 cho thấy:

`Trẻ em chưa được thực hiện đầy đủ quyền được khai sinh: số trẻ em chưa được đăng ký khai sinh của huyện Bắc Sơn là 2.09%, số trẻ em đăng ký quá hạn 22.86%; một số trường hợp trường hợp đăng ký khai sinh sai lệch thông tin, nhưng chưa được sửa chữa kịp thời làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ich hợp pháp của trẻ (quyền được đến trường, bảo hiểm y tế, bảo vệ trước các hành vi bị xâm hại)

Tình trạng trẻ em sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện chiếm tỷ lệ khá lớn: trẻ em xã Vũ Lăng có hút thuốc 30%, xã Vũ Lễ 36%; tình trạng trẻ em uống rượu ở xã Vũ Lăng 14%, xã Vũ Lễ 36%. Trong những trẻ em có sử dụng thuốc lá và rượu, một số em đã nghiện.

Xã Vũ Lăng có 74.19% trẻ em bị gia đình đánh đập, 3% trẻ em bị đánh đập trong nhà trường, 1.81% trẻ em bị đánh đập trong cộng đồng; xã Vũ Lễ, trẻ em bị đánh đập trong gia đình 80.4%; xã Vũ Lăng trẻ bị gia đình chửi mắng chiếm 90.94%, bị chửi mắng trong trường học 78.9%, bị người trong cộng đồng chửi mắng 78.94%; tỷ lệ này ở xã Vũ Lễ là 92.2%, 84.4%, 82.6% (tỷ lệ chỉ phản ánh cảm nhận của trẻ, không phản ánh mức độ đánh đập, tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ bị người trong gia đình và cộng đồng đánh đập gây thương tích)

Xã Vũ Lễ: 26.92% trẻ em ở bậc trung học cơ sở chơi game online, sao nhãng học tập, hầu hết những trẻ này đều bị gia đình chửi mắng, đánh đập; một số em bố, mẹ còn đến tận trường để đuổi đánh vì bỏ học chơi game; tuy nhiên đến nay số trẻ này vẫn không chịu vâng lời bố mẹ, thậm chỉ còn tìm cách chống trả gia đình, thầy cô giáo nhiều hơn, mức độ bỏ học đi chơi game cũng lớn hơn).

Xã Vũ Lăng trẻ trong độ tuổi học mẫu giáo chưa được đến trường 10.41%, xã Vũ Lễ 12.88%; một số trẻ em bỏ học ở bậc tiểu học, trung học cơ sở.

tangqua

Cán bộ của CDECC tặng quà cho trẻ em xã Vũ Lăng

Tình trạng trẻ em chưa được bảo vệ do nhiều yếu tố tác động khác nhau: khoảng 97% người dân chưa biết hoặc biết rất ít về quyền trẻ em; khoảng 80% cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở không biết chính xác độ tuổi và chỉ biết được phần nào về quyền trẻ em; cơ chế phối hợp hoạt động bảo vệ trẻ em còn mang tính hình thức, chưa xác định rõ trách nhiệm của các ban ngành; Ban hòa giải trong cộng đồng dân cư chưa chú trọng đến bảo vệ trẻ em trong hoạt động hòa giải; năng lực của đội ngũ cán bộ tư pháp tỉnh năng lực hạn chế, chưa có điều kiện thực hiện các hoạt động truyền thông, giám sát việc thực thi chính sách bảo vệ trẻ em; chưa hình thành được mạng lưới bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; thiếu các hoạt động truyền thông về bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; trẻ em hiểu biết về quyền và bày tỏ ý kiến bảo vệ quyền của trẻ còn rất hạn chế.

Từ thực trạng trên, cần có các hoạt động can thiệp để nâng cao nhận thức, hành động của cán bộ chính quyền, các ban ngành của xã, của các bậc làm cha, mẹ của trẻ em, các thầy cô giáo và của chính trẻ em trong việc bảo vệ trẻ trẻ em. Có biện pháp ngăn ngừa những hành vi xâm hại đến quyền trẻ em, giải quyết những vụ việc xâm hại đến quyền của trẻ em còn tồn đọng, xử lý kịp thời và nghiêm khắc những trường hợp xâm hại đến lợi ích của trẻ, trên cơ sở đó góp phần thúc đẩy thực hiện quyền và bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số.


Older news items:

 

MC - CDECC Tư Vấn PC.HIV

Họ tên:

Email:

Tiêu đề :

THỜI TIẾT


NguoiYenThanh.Com
Đang Tải Dữ Liệu